Google Ads là một nền tảng quảng cáo trực tuyến được cung cấp bởi Google. Trong bài viết này, Công ty HIG xin hướng dẫn cách chạy google ads cho người mới bắt đầu.
Google Ads là gì ?
Google Ads là dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google. Dịch vụ này giúp bạn tạo ra các quảng cáo trực tuyến tiếp cận người dùng vào đúng thời điểm họ đang dành nhiều sự quan tâm đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Thông qua Google Ads bạn có thể:
- Quảng bá doanh nghiệp
- Bán sản phẩm, dịch vụ
- Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu
- Tăng lưu lượng truy cập website.
Quảng cáo Google Ads thường xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc các website thuộc mạng quảng cáo của Google (Youtube, Gmail, mạng hiển thị,…).
Vai trò của Google Ads là gì ?
Google Ads có vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp và cá nhân quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình trên Internet.
Với Google Adwords, người dùng có thể đặt quảng cáo trên các trang tìm kiếm Google, trang web đối tác và các ứng dụng di động để tăng độ phủ sóng và tìm kiếm lợi nhuận.
Đặc biệt là người dùng có thể tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo về:
- Mục tiêu quảng cáo
- Đối tượng khách hàng
- Thời gian quảng cáo
- Vị trí hiển thị quảng cáo
- Ngân sách quảng cáo hàng ngày.
Nhờ đó mà các nhà quảng cáo, các thương hiệu và doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.
Cách hoạt động của quảng cáo Google
Có 2 yếu tố được Google xem xét để lựa chọn “khi nào quảng cáo của bạn được hiển thị” hoặc “khi nào hiển thị quảng cáo của bạn còn đối thủ thì không” là giá thầu và điểm chất lượng.
Giá thầu
Giá thầu (hay CPC tối đa) là chi phí tối đa bạn sẵn sàng trả cho một lần khách hàng nhấp vào quảng cáo. Theo Hootsuite, Google Ads hoạt động dựa trên mô hình trả tiền theo lượt nhấp (Pay-per-click model). Vì vậy, để quảng cáo của bạn được hiển thị khi người dùng tìm kiếm 1 từ khóa bất kỳ trên Google, bạn cần đặt một mức giá thầu để cạnh tranh với đối thủ khác.
Có 4 cách nhà quảng cáo thường dùng để đặt giá thầu bao gồm:
- Chi phí trên 1 lượt nhấp (Cost-per-click hay CPC)
- Chi phí trên 1000 lượt hiển thị (Cost-per-mille hay CPM)
- Chi phí trên 1 hành động (Cost-per-action hay CPA)
- Chi phí trên 1 lượt xem (Cost-per-view hay CPV)
Điểm chất lượng
Theo Google, điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn. Trên thang điểm 1 – 10, điểm chất lượng càng cao thì bạn càng có khả năng hiển thị quảng cáo ở vị trí tốt hơn với chi phí thấp. Vì vậy, so với tăng giá thầu, cải thiện điểm chất lượng là cách tiết kiệm nhất, được ưu tiên để hiển thị quảng cáo với chi phí thấp hơn đối thủ.
Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo
Các dạng quảng cáo Google
Google Ads cung cấp nhiều loại quảng cáo khác nhau, bao gồm:
- Quảng cáo trên kết quả tìm kiếm: là quảng cáo xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
- Quảng cáo hiển thị: là quảng cáo xuất hiện trên các trang web đối tác của Google. Các quảng cáo này có thể bao gồm hình ảnh, văn bản hoặc video.
- Quảng cáo trên YouTube: là quảng cáo xuất hiện trên nền tảng video YouTube. Các quảng cáo này có thể bao gồm các video hoặc văn bả quảng cáo.
- Quảng cáo trên Google Shopping: là quảng cáo hiển thị sản phẩm của bạn trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
- Quảng cáo trên Google Maps: là quảng cáo xuất hiện trên bản đồ Google Maps. Mẫu quảng cáo này sẽ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm các địa điểm liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Hướng dẫn tạo tài khoản quảng cáo Google Ads chi tiết
Để chạy quảng cáo một cách hiệu quả, trước tiên bạn cần đăng ký tài khoản Google Ads và đảm bảo các yếu tố sau:
3 điều kiện cần để triển khai quảng cáo Google
- Sử dụng tài khoản Gmail chưa từng đăng ký tài khoản Google Ads trước đó.
- Thẻ thanh toán quốc tế thuộc các thương hiệu Visa/Mastercard/JCB.
- Sở hữu ít nhất một Website/ Landing Page giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Đăng ký tài khoản Google Ads
Các thao tác đăng ký tài khoản Google Ads như sau:
- Bước 1: Truy cập vào account.google.com rồi nhấn chọn Tạo tài khoản > Để quản lý doanh nghiệp của tôi.
- Bước 2: Nhấn chọn Switch to Expert Mode.
Đăng ký tài khoản Google Ads (Nguồn: Internet)
Thiết lập thanh toán quảng cáo
Khi đã hoàn tất bước tạo tài khoản, người dùng tiến hành thiết lập thanh toán quảng cáo theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập Google Adwords thông qua đường liên kết: https://adwords.google.com/, sau đó nhấp vào Bắt đầu.
- Bước 2: Cung cấp các thông tin về tài khoản và website của doanh nghiệp, sau đó chọn “Tiếp tục”.
- Bước 3: Thiết lập các thông số được yêu cầu để đảm bảo chiến dịch chạy quảng cáo Google hiệu quả.
- Bước 4: Tiến hành chọn từ khóa.
- Bước 5: Đặt giá thầu và nhấn Lưu.
- Bước 6: Cài đặt một mẫu quảng cáo bằng việc cung cấp các thông tin sau: Trang đích, dòng tiêu đề 1, dòng tiêu đề 2, mô tả, sau đó nhấn “Lưu”.
- Bước 7: Thêm thông tin thanh toán cho Google Adwords gồm: Tên quốc gia trong hóa đơn, múi giờ, đề nghị giới thiệu (có thể bỏ trống).
- Bước 8: Điền thông tin khách hàng gồm: Loại tài khoản (tài khoản cá nhân), tên, dòng địa chỉ, thành phố, tỉnh, mã bưu điện (mã Zip Code)
- Bước 9: Điền thông tin địa chỉ liên hệ chính gồm: Tên liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email.
- Bước 10: Nhập thông tin của thẻ thanh toán (thẻ Visa/Mastercard có chức năng thanh toán quốc tế và đã kích hoạt): Số tiền thanh toán, phương thức thanh toán, số thẻ, tháng/ năm hết hạn của thẻ, 3 số cuối bảo mật mặt sau thẻ, tên chủ thẻ.
- Bước 11: Tích chọn ô Địa chỉ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, tick vào ô “Tôi đồng ý với điều khoản”.
- Bước 12: Nhấn Hoàn tất và tạo quảng cáo.
Trong tất cả các phương thức, thẻ thanh toán quốc tế vẫn luôn được người dùng ưu tiên lựa chọn.
Thiết lập thanh toán cho quảng cáo Google Ads (Nguồn: Internet)
>>> Xem thêm Có nên chạy quảng cáo google
Cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu chi tiết
Dưới đây là hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu chi tiết, bạn có thể tham khảo:
Tạo chiến dịch quảng cáo Google
Chiến dịch quảng cáo giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình khắp các mạng lưới gồm: Trang hiển thị các kết quả tìm kiếm, ứng dụng dành cho thiết bị di động, trang web, video,… của Google. Theo đó, người dùng sẽ tùy ý chọn loại chiến dịch dựa vào mục tiêu quảng cáo, lượng thời gian có thể đầu tư và chiến lược thương hiệu.
Chọn mục tiêu quảng cáo và loại chiến dịch
Hệ thống sẽ hướng dẫn người dùng chọn mục tiêu quảng cáo và chiến dịch phù hợp với thương hiệu, từ đó giúp thương hiệu của bạn có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Bước 1: Trong tài khoản Google Ads, nhấn vào biểu tượng Chiến dịch.
- Bước 2: Nhấp vào menu, chọn Chiến dịch, chọn dấu cộng và chọn Chiến dịch mới
- Bước 3: Chọn mục tiêu chiến dịch theo đề xuất.
- Bước 4: Chọn loại chiến dịch theo đề xuất trên hệ thống.
- Bước 5: Chọn Tiếp tục .
Sau 5 bước này, hệ thống sẽ chuyển đến một trang mới để người dùng tiến hành cài đặt, thiết thiết lập nhóm quảng cáo và tạo quảng cáo của mình.
Tạo chiến dịch quảng cáo trên tài khoản Google Ads (Nguồn: Internet)
Lựa chọn ngân sách, giá thầu và các cài đặt chiến dịch
Cài đặt chiến dịch được chia thành 4 phần: Cài đặt chung, Mục tiêu và đối tượng, Ngân sách và đặt giá thầu, Tiện ích mở rộng Quảng cáo. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Cài đặt chung
- Bước 1: Đặt tên cho chiến dịch.
- Bước 2: Chọn mạng lưới bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện trên đó.
Xác định mục tiêu và đối tượng
Bước này sẽ đảm bảo quảng cáo tiếp cận được với đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, bao gồm các yếu tố sau:
- Vị trí địa lý
- Ngôn ngữ
- Đối tượng cho chiến dịch
Ngân sách và đấu thầu
Cài đặt ngân sách tương đối đơn giản. Tại đây, người dùng chỉ cần đặt số tiền mục tiêu phù hợp với chi tiêu mỗi ngày của chiến dịch. Công thức tính đơn giản là lấy tổng số tiền bạn muốn đầu tư vào chiến dịch mỗi tháng chia cho 30.4
Về phần đặt giá thầu, Google sẽ hỗ trợ bạn chọn chiến lược đặt giá thầu thông qua các câu hỏi về loại kết quả mục tiêu mà bạn hướng đến, chẳng hạn như: Chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, số lần nhấp chuột, tỷ lệ hiển thị. Nếu người dùng muốn trực tiếp chọn chiến lược giá thầu thay vì để Google cài đặt tự động, hãy nhấn vào liên kết chứa nội dung “Chọn chiến lược giá thầu trực tiếp”.
Lúc này, người dùng sẽ quan sát thấy một loạt danh sách có thể chọn, bao gồm:
- CPA mục tiêu
- ROAS mục tiêu
- Tối đa hóa số lần nhấp chuột
- Tối đa hóa chuyển đổi
- Tối đa hóa giá trị chuyển đổi
- Tỷ lệ hiển thị mục tiêu
Lịch quảng cáo
Lịch quảng cáo chứa thông tin ngày, giờ quảng cáo đủ điều kiện hiển thị. Thông tin có thể khác nhau ở từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào ngân sách, sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp, giờ hoạt động,… Sau khi đặt lịch quảng cáo, người dùng có thể để xoay vòng quảng cáo ở mục cài đặt mặc định (hiện tại) và chuyển sang phần tiếp theo.
Tiện ích mở rộng quảng cáo
Phần này bao gồm các mục nhỏ như sau:
- Tiện ích mở rộng liên kết trang web: Bằng cách sử dụng liên kết trang web, người dùng có thể cài đặt tối đa 4 liên kết bổ sung cho quảng cáo của mình. Mục đích chủ yếu là đưa khách hàng đến các trang phụ khác nhau trên website của mình.
- Tiện ích mở rộng chú thích: Tiện ích này sẽ có vai trò làm nổi bật các thông tin quan trọng liên quan đến lợi thế cạnh tranh, chương trình giảm giá, khuyến mãi của doanh nghiệp.
- Tiện ích mở rộng cuộc gọi: Nếu doanh nghiệp của bạn muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng qua điện thoại thì nên cài đặt thêm “Tiện ích mở rộng cuộc gọi”. Công cụ này cho phép số điện thoại doanh nghiệp hiển thị đồng thời với quảng cáo. Theo đó, khách hàng có thể gọi điện trực tiếp cho bạn từ quảng cáo mà không cần điều hướng đến website.
Thêm từ khóa quảng cáo và xác định giá thầu
Người dùng cần chọn danh sách từ khóa phù hợp cho chiến dịch để điều hướng quảng cáo hiển thị đến đúng đối tượng. Từ khóa phải trùng khớp hoặc liên quan với các cụm từ mà khách hàng tiềm năng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ. Cụ thể, bạn cần nhập tất cả thông tin thanh toán đi kèm mã khuyến mại (nếu có) để được mức giá tốt nhất. Các bước như sau:
- Bước 1: Nhấn vào biểu tượng cài đặt, chọn Lập hóa đơn và thanh toán.
- Bước 2: Chọn quốc gia hoặc lãnh thổ, sau đó chọn Tiếp tục.
- Bước 3: Nhập địa chỉ doanh nghiệp của bạn, sau đó chọn Tiếp tục.
- Bước 4: Chọn gửi và kích hoạt.
Về phần xác định giá thầu, bạn thao tác như sau:
- Bước 1: Truy cập vào tất cả chiến dịch, chọn lần lượt các mục: Công cụ, Lập kế hoạch, Công cụ lập kế hoạch từ khóa.
- Bước 2: Nhập bộ từ khóa đúng theo tên sản phẩm, ngành hàng vào ô trống và nhấn Bắt đầu.
- Bước 3: Theo dõi bảng bảng gợi ý từ khóa và giá thầu để lựa chọn.
Thêm từ khóa cho chiến dịch quảng cáo (Nguồn: Internet)
Viết mẫu quảng cáo Google tìm kiếm
Để đảm bảo quảng cáo Google Ads hiệu quả và thu hút nhiều lượt xem, lượt tương tác từ khách hàng, bạn có thể viết mẫu quảng cáo theo các gợi ý quan trọng sau:
- Gồm 3 tiêu đề, mỗi tiêu đề 30 ký tự, 2 phần mô tả dài 90 ký tự, độ dài không quá vượt 270 ký tự.
- Cụm từ khóa chính xuất hiện 2 lần, 1 lần ở tiêu đề và 1 lần ở phần mô tả.
- Viết ngắn, rõ ràng, rành mạch và đủ ý, đảm bảo làm nổi bật sản phẩm/ dịch vụ, tránh viết lan man.
- Truyền đạt nhiều thông tin hay, có giá trị , hấp dẫn về sản phẩm/ dịch vụ.
- Không nên sử dụng các ký tự đặc biệt hoặc viết tắt, từ lóng, viết sai chính tả,…
- Mỗi chiến dịch, mỗi thiết bị nên chứa một thông điệp khác nhau để tối ưu hoá.
- Luôn luôn chèn thêm CTA (Call to Action) để tăng tính thuyết phục và thu hút lượng tương tác.
Tối ưu nội dung trang đích
Nội dung trang đích (Landing Page) cần được tối ưu bằng các phương pháp sau:
- Trình bày giao diện ấn tượng, có thẩm mỹ.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Landing page yêu cầu tốc độ tải trang nhanh bởi khách hàng không thích sự chờ đợi.
- Hạn chế hiển thị popup để tránh che đi thông tin cần quảng cáo cũng như tăng tỷ lệ thoát trang nhanh chóng của người dùng.
- Đặt tiêu đề lôi cuốn, tốt nhất nên bao hàm tất cả nội dung quảng cáo trong vòng 65 ký tự, ưu tiên dùng ngôn từ thực tế, có thể in đậm để gây ấn tượng cho khách hàng.
- Heading, tiêu đề phụ ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung.
- Văn phong rõ ràng, mạch lạc.
- Từ ngữ sử dụng phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu.
- CTA phù hợp và có sự liên kết để tăng tính thuyết phục, không gây phản cảm.
- Cài đặt đo lường chuyển đổi để theo dõi ưu nhược điểm của trang đích.
Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Remarketing hay Retargeting)
Những khách hàng đã có nhu cầu với sản phẩm/ dịch vụ bất kỳ thường có xu hướng tìm kiếm lại các từ khóa liên quan. Đây là cơ hội lý tưởng để doanh nghiệp tận dụng hình thức Remarketing (tiếp thị lại), mục đích là tiếp cận khách hàng nhiều lần, từ đó kích thích nhu cầu mua hàng.
Ban đầu khi tìm kiếm sản phẩm, khách hàng vẫn cân nhắc giá cả, khuyến mại, chế độ hậu mãi, chất lượng giữa nhiều bên và chưa có ý định mua mạnh mẽ. Do đó, doanh nghiệp nên truy cập vào trang quảng cáo Google để thu thập code Remarketing và cài đặt vào trang web của mình. Khi người dùng truy cập vào website, hệ thống ngay lập tức sẽ ghi nhớ cookie vào danh sách remarketing. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng phương án quảng cáo kế tiếp để chuyển đổi hành vi mua hàng của khách hàng.
Triển khai Remarketing để thu hút khách hàng quay trở lại mua hàng (Nguồn: Internet)
Theo dõi và tối ưu quảng cáo
Khi sử dụng Google Ads, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, theo dõi hiệu quả, từ đó tối ưu quảng cáo. Hai cách theo dõi phổ biến nhất gồm:
- Đo lường chuyển đổi trực tiếp từ tài khoản Google Ads.
- Đo lường chuyển đổi Google Ads thông qua công cụ Analytics.
Nếu quảng cáo vẫn chưa đạt hiệu quả hoặc không thể tăng TOP, doanh nghiệp có thể áp dụng thêm 8 phương pháp tối ưu như sau
- Cập nhật lại giá thầu (nếu cần).
- Loại bỏ các từ khóa không mang lại hiệu quả, thay thế bằng các từ khóa đang ở “hot search” và có liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ đang cung cấp .
- Điều chỉnh, phân bổ ngân sách hợp lý để Google tăng mức độ ưu tiên hiển thị quảng cáo.
- Xử lý truy vấn tìm kiếm.
- Tạo quảng cáo theo các khung giờ vàng, đảm bảo thu hút nhiều lượng người truy cập.
- Thiết lập ưu tiên thiết bị.
- Thiết lập ưu tiên khu vực địa lý.
Trong trường hợp vẫn không thể tối ưu, người dùng có thể tắt hoặc thay mẫu quảng cáo mới cho phù hợp.
07 Sai lầm khi chạy quảng cáo Google Ads
Nắm được những hiểu lầm phổ biến dưới đây sẽ giúp bạn có thể thiết lập một chiến dịch quảng cáo Google hiệu quả:
- Nghĩ rằng cứ chạy quảng cáo Google Ads là ra đơn hàng luôn: Quảng cáo Google chỉ giúp phân phối quảng cáo của bạn tới khách hàng có nhu cầu. Khi tất cả các yếu tố trong quảng cáo được làm thống nhất, chỉn chu, việc ra đơn sẽ là 1 hệ quả tất yếu.
- Không tối ưu quảng cáo thường xuyên: Tùy thời điểm mà mẫu quảng cáo có thể hiệu quả hoặc không còn hiệu quả nữa. Bạn cần theo dõi kỹ các chỉ số và tối ưu cách chạy quảng cáo Google Ads thường xuyên.
- Chọn sai từ khóa mục tiêu và lầm tưởng: Chọn đúng từ khóa mục tiêu giúp cho quảng cáo xuất hiện khi khách hàng tiềm năng của bạn nhấn tìm kiếm.
- Không chia từ khóa, chia từ khóa không chính xác: Việc chia từ khóa giúp bạn hiểu đúng nhu cầu của khách hàng, dẫn họ tới trang đích đáp ứng đúng nhu cầu để tăng khả năng chuyển đổi cao hơn.
- Chất lượng trang đích không tốt hoặc không có trang đích cụ thể: Việc khách hàng vào trang đích nhưng trang đích không được chăm sóc tốt hoặc không đem lại thông tin có ích cũng sẽ khiến hành động mua hàng bị ngăn lại.
- Tự chạy quảng cáo khi chưa hiểu rõ cách vận hành của quảng cáo: Bạn nên tìm đơn vị chuyên chạy quảng cáo để được hướng dẫn, hỗ trợ, hoặc thuê họ chạy để đảm bảo phát triển doanh số hiệu quả.
- Thuê những đơn vị quảng cáo không uy tín: Bạn không nên thuê những đơn vị chạy giá rẻ hoặc chưa từng chạy ngành hàng của bạn vì có thể đơn vị sẽ chạy bùng hoặc dùng những thủ thuật mũ đen gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu và website.
Trong bài viết trên, HIG đã hướng dẫn chi tiết về cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu. Hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình. Nếu bạn có nhu cầu về dịch vụ quang cao Google o Hai Phòng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0904.945.840 để được tư vấn chi tiết !