Việc lựa chọn các mạng xã hội này tùy thuộc vào mặt hàng và đối tượng khách hàng mà người bán hướng tới. Vấn đề mà khách hàng quan tâm nhất khi chọn mua qua mạng là vấn đề về giá cả. Để thông báo tới khách hàng về giá cả của sản phẩm, các cửa hàng, shop online có hai hình thức chính đó là để giá công khai và thực hiện inbox giá. Để giá công khai là một việc khá bình thường. Việc không để giá công khai đã khiến rất nhiều khách hàng “phẫn nộ”, không hài lòng vì phải inbox giá cho shop đó nhưng lại rất nhiều shop online lựa chọn hiện tại. Vậy tại sao phải inbox giá khi bán hàng online?
1. Khi để inbox giá có những lợi ích gì?
Tại sao nhiều người bán hàng online hay doanh công ty lại thích để inbox giá điều đó có ý nghĩa như thế nào. Tốt hay là xấu cùng công ty công nghệ và truyền thông HIG tìm hiểu dưới đây nhé
1.1 Tránh ảnh hưởng uy tín của người bán:
Từ việc bị lừa đảo hàng kém chất lượng ở trên, nhiều khách hàng không hiểu ra vấn đề đã quay sang chỉ trích, có lời lẽ khiếm nhã và đánh giá kém chất lượng, gây mất hình ảnh và uy tín của cửa hàng. Tuy việc này chỉ là do sự vô tình của người mua nhưng hệ lụy về sau thì ảnh hưởng khá nặng nề với nhiều shop bán hàng online.
Inbox giá cũng có nhiều mặt tích cực
1.2 Tránh tình trạng cướp khách:
Hiện nay, rất nhiều chủ shop online bất ngờ khi shipper thực hiện hoàn lại mặt hàng với lí do “khách đã nhận được hàng trước đó”. Hoặc một số shop chỉ mới lên đơn nhưng đã nhận được feedback từ khách hàng rằng “shop giao hàng rất nhanh, lại được giảm giá nữa, cảm ơn shop” trong khi mặt hàng mà khách hàng nhận được thực sự không cùng chất lượng và giống với của cửa hàng mình. Hơn nữa, điều quan trọng là shop chưa hề giao hàng đi. Vậy nguyên nhân ở đây là gì?
Thực chất, khi khách hàng thấy giá cả và thông tin về sản phẩm đã đầy đủ và sẵn sàng trên page, nhiều người sẽ sẵn sàng bình luận luôn bên dưới là “giao cho mình một chiếc A tới số nhà X đường Y quận Z… số điện thoại…”. Chính vì bước công khai thông tin người nhận này của chính người mua mà nhiều đối thủ cạnh tranh khác đã nhảy vào cướp khách. Chỉ sau vài giây commend của khách hàng được đăng tải, một người X nào đó chủ động inbox với họ với tư cách là admin hay chủ shop gì đó và thực hiện giao nhận hàng ngay sau đó. Đây chính là hiện tượng cướp khách mà điều kiện lại vô tình do chính người mua tạo ra. Đối tượng cướp khách vừa không mất tiền chạy quảng cáo mà lại vừa có được khách hàng.
1.3 Để fanpage có thể gửi tin nhắn:
Những khách hàng đã từng gửi tin nhắn cho shop hỏi về giá cả hay cần tư vấn điều gì về cách dùng, công dụng của sản phẩm sẽ là những khách hàng tiềm năng nhất của cửa hàng. Bởi lí do các fanpage bán hàng không có khả năng inbox trực tiếp cho từng người. Hơn nữa với số lượng hàng trăm triệu người dùng mạng xã hội thì làm sao để lọc được đối tượng quan tâm đến sản phẩm của họ để gửi thông tin cũng là một bài toán khó. Tuy nhiên, fanpage có chức năng tương tác với những khách hàng đã nằm trong hộp inbox của họ, những người từng inbox trực tiếp chứng tỏ họ có quan tâm ít nhiều đến sản phẩm của shop. Vậy nên mỗi khi cửa hàng có chương trình khuyến mãi hay ra bộ sưu tập sản phẩm, thông tin sẽ được tự động inbox cho khách hàng theo địa chỉ hộp thư cũ. Điều này giúp các shop online có sẵn lượng khách hàng tiềm năng khá lớn.
1.4 Bảo vệ khách hàng khỏi việc mua phải hàng đều, kém chất lượng:
Song song cùng tình trạng cướp khách ở trên, cũng nhờ “điều kiện” mà người mua vô tình tạo ra, nhiều người mua lại nhận chính “trái đắng” cho mình. Bởi nếu trường hợp người mua nhận được hàng có chất lượng tốt từ shop đã cướp khách thì còn được xem là may mắn. Thực tế, nhiều người nhận hàng xong mới tá hỏa là bị lừa, hàng giao khác hoàn toàn so với hàng đặt. Thậm chí có người đặt một chiếc váy giá cả triệu bạc nhưng nhận lại chỉ là mớ giẻ rách.
Do đó, đây chính là việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Việc inbox giá cho shop giúp khách hàng bảo mật được thông tin, tránh tình trạng bị lừa đảo hàng kém chất lượng, giảm được vài đồng ship nhưng lại mất cả triệu tiền oan. Hơn nữa, khi inbox trực tiếp giá cả, khách hàng sẽ được trao đổi, tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm, giải đáp chi tiết về chất lượng hàng hóa và xuất xứ. Từ đó sẽ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.
1.5 Để fanpage tăng tương tác với người dùng:
Trong hoạt động của facebook. Bạn có thể để ý trên new feed của bạn, ngoài việc xuất hiện các bài đăng từ bạn bè của bạn thì có những bài đăng từ các fanpage khác nữa. Những fanpage này là những fanpage bạn đã từng ấn like hoặc từng inbox, tức là có từng tương tác với họ hoặc click vào trang chủ của họ để tìm hiểu. Facebook hoặc các mạng xã hội khác có khả năng dựa trên tương tác của bạn theo số lượng và thời gian mà lọc ra những fanpage có tương tác nhiều nhất và hiện trên new feed của bạn. Điều này giúp các shop có khả năng tiếp cận nhiều người hơn, tạo điều kiện để tăng lượng khách hàng tiềm năng cũng như mở rộng quy mô bán hàng.
Tăng tương tác với người dùng rất tốt cho kinh doanh online
2. Lợi ích của việc để giá cả công khai
Xét đến vấn đề lợi ích khi các shop bán hàng online để giá cả công khai ngay trong bài viết quảng cáo sản phẩm. Trường hợp này có khá nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Một số lợi ích nổi bật có thể kể tới như sau:
2.1 Tiết kiệm thời gian và nhân lực:
Khi để giá cả công khai, bạn sẽ không mất thời gian trả lời bình luận hay inbox của khách hàng về việc hỏi giá. việc để giá công khai của các shop bán hàng online có khá nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua. Mặc dù nhiều fanpage có để chế độ tự động trả lời nhưng đó chỉ là bước đầu để tiếp cận khách hàng. Để giá cả công khai cũng giúp tránh việc nhiều đơn vị bán hàng khác có hiện tượng bán giá thách hơn hay bán phá giá, bán rẻ hơn để thu hút khách hàng. Việc này góp phần giúp cân bằng thị trường online.
Nhìn tổng quan thì chủ yếu lợi ích nghiêng về phía người mua vì họ có nhiều quyền lựa chọn, cân đo giữa các đơn vị bán hàng khác nhau. Và đặc biệt là có quyền so sánh, phán xét các shop online dựa vào hiện trạng giá cả và mặt hàng.
2.2 Xóa bỏ hoài nghi của người mua về shop online:
Thực tế mạng xã hội có tồn tại một số trường hợp xấu khi có nhiều cá nhân có mục đích không tốt lập các page bán hàng giả mạo, tiếp cận người mua và thực hiện hành vi hack tài khoản, xâm nhập tài khoản cá nhân và thực hiện lừa đảo hoặc có những hành động không tốt tương tự. Từ đó người dùng mạng xã hội luôn có một sự hoài nghi nhất định và luôn đề phòng khi sử dụng. Chính vì vậy nếu fanpage của shop bán hàng online đó có công khai đầy đủ về giá cả, xuất xứ, nguồn gốc và công dụng sản phẩm cùng những lời khen dưới comment thì sẽ tạo được lòng tin khá chắc với khách hàng. Người mua sẽ không có những hoài nghi như: “Shop này tại sao phải ẩn giá? Định lừa đảo lấy thông tin hay sao mà bắt người ta inbox? Giá cả chắc chắn là đắt hơn chỗ khác nên mới phải giấu…” Sau đó họ sẽ chuyển sang mua trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng thay vì mua online vì thực tế, nhiều mặt hàng online có hình ảnh quảng cáo khác xa với sản phẩm thật. Điều này cũng khiến nhiều khách hàng lo lắng.
Nhiều người phát cáu vì shop suốt ngày đòi inbox
2.3 Thu hút sự nhiều tới quan tâm của khách hàng:
Bất kì khách hàng nào khi đi mua bất kì một mặt hàng nào đó đều đặt sự quan tâm về giá cả lên đầu. Dĩ nhiên ai cũng mong muốn về cả chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nhưng khi đi mua hàng, tâm lý người mua vẫn là “hỏi giá”. Khi mua hàng, người mua sẽ mất khá nhiều thời gian để so sánh giá cả giữa các hàng hóa cùng loại trước rồi mới xét tới chất lượng sau và đưa ra quyết định mua. Đây là lợi thế lớn cho các cửa hàng có mức giá thấp nhất.
2.4 Tạo phong cách chuyên nghiệp cho người bán:
Khi khách hàng click vào fanpage bán hàng của bạn và có thể tự do trải nghiệm về thông tin, giá cả sản phẩm cùng việc tham khảo những lời bình luận bên dưới để xem xét và đưa ra đánh giá về shop của bạn thì điều này khiến cho khách hàng có cái nhìn chuyên nghiệp hơn về shop của bạn. Từ đó sẽ xem xét túi tiền và đưa ra lựa chọn mua hay không.
3. So sánh lợi thế giữa hai hình thức báo giá
Xét về báo giá trực tiếp, lợi ích có phần nghiêng về khách hàng là người mua vì họ có quyền chọn lựa, so sánh giữa các shop online khác nhau và đưa ra đánh giá về sản phẩm cũng như cửa hàng online đó. Xét về inbox giá, lợi ích có phần nghiêng về người bán nhiều hơn vì vừa bảo vệ được uy tín, lại vừa có sẵn được lượng khách hàng tiềm năng cũng như tăng tương tác với khách hàng. Từ đó hiệu quả tiếp cận cũng cao hơn.
Nhìn một cách tổng quát mà nói, mỗi một hình thức đều có lợi ích của riêng nó, ảnh hưởng đến cả người bán và người mua. Hai hình thức báo giá công khai và inbox giá đều được nhiều shop online chọn lựa, dĩ nhiên, họ lựa chọn dựa trên lợi ích mà họ cảm nhận được.
Kết luận: tùy vào từng sản phẩm hàng hóa mà các chủ cửa hàng online sẽ công khai hoặc inbox giá bán. Tuy nhiên, so với hình thức inbox thì công khai giá cả sẽ được khách hàng ưa chuộng hơn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn là người mua sẽ hiểu hơn về lí do tại sao nhiều shop vẫn giữ chế độ inbox giá chứ không công khai và hiểu được tâm lý của người bán để không có những hoài nghi, đánh giá không tốt về họ. Đối với các bạn là người kinh doanh online, mong rằng các bạn sẽ lựa chọn được hình thức hợp lí để phát triển mô hình kinh doanh online được thuận lợi.
--> Xem thêm: Dịch vụ quảng cáo google tại hải phòng của chúng tôi